Băng tan ở Nam Cực có thể dẫn đến nhiều vụ phun trào núi lửa dưới băng, gây ảnh hưởng đến các núi lửa trên bề mặt như Erebus (trong ảnh) - Ảnh: US Arctic Program
Một vòng lặp phản hồi khí hậu có thể đang chậm chạp diễn ra bên dưới lớp băng khổng lồ của Nam Cực. Các vòng lặp phản hồi khí hậu là các phản ứng dây chuyền theo chu kỳ xảy ra khi một thay đổi kích hoạt các thay đổi tiếp theo, trong một quá trình không ngừng lặp lại.
Nam Cực có những núi lửa nổi tiếng như Erebus, Yes JILI com Casino Register song cũng có ít nhất 100 núi lửa nằm rải rác khắp khu vực,superph.com casino trong đó có nhiều núi lửa tập trung ở bờ tây. Một số núi lửa nằm trên bề mặt, 777PNL app nhưng cũng có nhiều núi lửa nằm sâu vài km dưới lớp băng.
Băng tan do biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng trên toàn cầu. Sự tan băng cũng đã được chứng minh là làm tăng hoạt động của những núi lửa nằm dưới băng ở mọi nơi trên Trái đất.
Siêu núi lửa thức tỉnh có thể gây hỗn loạn toàn cầuĐỌC NGAYÔng A. N. Coonin và các đồng nghiệp đã chạy 4.000 mô phỏng máy tính để nghiên cứu ảnh hưởng của việc tan lớp băng bề mặt của Nam Cực đối với các núi lửa bị chôn vùi bên dưới.
Theo trang LiveScience ngày 6-1, Win55 com casino nhóm phát hiện việc tan băng dần dần có thể làm tăng số lượng và quy mô phun trào của các núi lửa này.
Lý do là việc tan băng sẽ làm giảm áp suất lên các buồng magma ở bên dưới bề mặt Nam Cực, Fb jili777 register khiến magma bị nén giãn nở ra. Sự giãn nở này khiến áp suất trong buồng magma tăng lên, dẫn đến phun trào.
Một số buồng magma cũng chứa một lượng khí dễ bay hơi, thường hòa tan vào magma. Khi magma nguội đi và áp suất giảm, những khí này sẽ thoát ra khỏi hỗn hợp magma như cái cách carbonat thoát ra khỏi lon soda mới khui nắp và khiến áp suất trong buồng magma tăng. Điều này có nghĩa là băng tan có thể đẩy nhanh quá trình phun trào của núi lửa nằm dưới băng.
Sự phun trào của núi lửa dưới băng có thể không được nhìn thấy trên bề mặt nhưng ảnh hưởng đến lớp băng này. Nhiệt từ vụ phun trào có thể đẩy nhanh tốc độ tan chảy của lớp băng nằm sâu bên dưới, đồng thời làm suy yếu lớp băng bên trên. Điều này có thể dẫn đến một vòng lặp phản hồi khí hậu tiềm năng của việc giảm áp suất từ bề mặt và có thêm nhiều vụ phun trào hơn nữa.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng quá trình trên diễn ra chậm, kéo dài hàng trăm năm. Tuy nhiên điều đó có nghĩa là vòng lặp phản hồi theo lý thuyết có thể tiếp tục diễn ra ngay cả khi thế giới nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geochemistry, Geophysics, Geosystems.